Đánh giá Lập trình Javascript
Nguyễn Nhân  

Javascript làm được gì?

Nội dung chính

Lời nói đầu

Trước khi đọc bài viết, mình xin khẳng định một điều: Javascript là ngôn ngữ lập trình full stack duy nhất cho đến thời điểm hiện nay, Javascript làm được nhiều thứ hơn bạn tưởng từ web client đến server, từ desktop đến mobile ….và vì có lẽ cũng không ai rãnh rỗi để tạo ra ngôn ngữ lập trình đã thống trị thế giới web (phần máy khách), do vậy hiển nhiên Javascript là vua của ngôn ngữ lập trình full stack, vì không có đối thủ :). Ngôn ngữ lập trình full-stack hoàn toàn khác với lập trình viên full-stack, tuy có phần giao nhau nhưng phía cạnh đề cập khác nhau, ngôn ngữ lập trình full-stack là…ngôn ngữ mà như tiếng Anh thôi, rất phổ dụng trên thế giới, rất nhiều người có thể giao tiếp với bạn, nhưng không phải tất cả họ đều chào đón bạn, vì mỗi quốc gia, dân tộc, bộ tộc, khu vực… đều tự hào về hệ thống ngôn ngữ của họ. Javascript là độc tôn của thế giới web phần máy khách thì đã rõ, còn ở các mảng khác như máy chủ, ứng dụng máy tính, điện thoại di động thì hãy nhường những ngôi vị cao nhất cho những anh chàng tương ứng, còn Javascript chỉ có mặt và có mặt khắp nơi!

Chốt lại, muốn đi du lịch nhiều nơi một cách dễ dàng thì học tiếng Anh, muốn viết được nhiều thể loại ứng dụng, web thì học Javascript, chúng ta cùng bắt đầu xem Javascript có thể làm được gì nhé! Ít nhất là trong năm 2016 này: Xu hướng lập trình 2016!

Tôi muốn lập trình web phía máy khách

Javascript có thể làm được frontend

Không những riêng bạn mà tất cả lập trình viên web đều có sử dụng Javascript ở một mức độ nào đó, không hoàn toàn 100% các website trên thế giới có sử dụng Javascript, tuy nhiên mình cá là bạn đọc bài viết này không phải để viết ra các trang web đó, mà nếu có thì cũng không nên đọc bài này :). Cũng có thể là bạn đã biết, hoặc nghe các nền tảng như: JQuery, AngularJS, ReactJS, BackboneJS, EmberJS, …hoặc các front-end framework như Bootstrap, Foundation, UIKit…đều có sử dụng Javascript. Tất cả những phần liên quan đến người dùng như tạo hiệu ứng, phần hiển thị đến tương tác với người dùng đều cần đến Javascript, tất cả những gì liên quan đến web nói chung, và frontend nói riêng đều dùng Javascript.

Tôi muốn lập trình trò chơi 3D

3D trên nền tảng web

Bạn nhìn 3D sau: Threejs demo

Hình 3D trên được dựng bởi ThreeJS, và việc tạo ra ứng dụng webgame không còn quá phức tạp. Kết hợp giữa HTML5, CSS3 và Javascript để tạo ra ứng dụng 3D chỉ giới hạn bằng trí tưởng tượng và khả năng của bạn.

Ngôn ngữ kịch bản cho Unity3D

JavaScript cho unity3d

Unity3D dùng Javascript để viết kịch bản còn được gọi là UnityScript. Với Unity3D, bản chất làm game sẽ thiên về kịch bản là chính, còn phần hiển thị, và các model đã có sẵn (miễn phí hoặc trả tiền), vậy nên nếu bạn biết Javascript thì có thể làm game 3D là vậy. Như vậy là bạn có thể làm game có tính độ hoạ phức tạp cao, điều mà webgame khó đạt được, cũng như khó có độ mượt mà trên điện thoại di động cũng như máy tính.

Tôi muốn lập trình web phía máy chủ

Javascript cho máy chủ khá mới so với các ngôn ngữ lập trình web cũng như lập trình ở máy chủ khác. Với Nodejs rất mạnh trong sản phẩm có tính chất trực tuyến như ứng dụng trò chuyện trực tiếp, trò chơi trực tuyến hay làm việc nhóm. So với các ngôn ngữ khác để làm được ứng dụng trực tuyến thì khá là khó khăn. Đồng thời Nodejs cung cấp khả năng kết nối cho hàng chục ngàn user cùng lúc, nếu cùng cấu hình máy chủ tương tự thì điều đó là không thể đối với PHP, Java, Python, .Net.

Những framework chạy trên Nodejs nổi tiếng trong lĩnh vực này là: Meteor, SailsJS, Hapi.JS, Socket.IO, Express.JS, Mojito, Derby, Mean.JS, Koa.JS, Total.JS. Trong đó mình có cái nhìn thiện cảm với Meteor vì cung cấp sẵn nhiều tiện ích, học dễ và cộng đồng lớn, việc viết ứng dụng tính bằng ngày. Đơn cử tính dễ học là bạn có thể làm theo ứng dụng To Do hoàn thành trong vòng 2~3h đồng hồ với khả năng tính hợp dễ dàng với Cordova/Phonegap để tạo ra ứng dụng trên điện thoại di động, Meteor hướng tới tính hoàn thiện đơn nhất chỉ với Javascript. Tiếp đó là SailsJS có điểm mạnh là khả năng tạo code giúp cho thời gian phát triển ứng dụng cũng rất nhanh, Hapi thì có thế mạnh về API, Socket.IO thì cái tên cũng đủ nói lên về điểm mạnh về kết nối bằng socket. ExpressJS và KoaJS thì khá là gọn nhẹ nhưng cung cấp đủ mạnh các thành phần để tạo ra ứng dụng web, nếu đã nắm rõ thì có thể ra các framework khác dễ dàng, vì đa phần các framework khác cũng đều có sử dụng 2 anh chàng này.

Tôi muốn lập trình ứng dụng điện thoại di động – Hybrid

Ứng dụng hybrid giúp cho lập trình viên web dễ dàng tạo ra ứng dụng cho điện thoại di động hoàn toàn trên nền tảng web: Javascript, HTML và CSS, được đóng gói bởi Cordova/Phonegap tạo ra ứng dụng chạy trên trên các nền tảng iOS, Android và Window, Blackberry…cho cả diện thoại di động, máy tính bảng, website, ứng dụng máy tính (xem phần tiếp) chỉ với một mã nguồn duy nhất.

sencha-touch-hero

Những nền tảng nổi tiếng cho thể loại này là IonicFramework dựa trên Angular, Mobile Angular UI cũng dựa trên Angular, Intel XDK dựa trên JQuery Mobile, Appcelerator Titanium, Sencha Touch, KendoUI .

Trong phân khúc này, Ionic Framework có vẻ trội nhất vì dựa trên AngularJS một cách chặt chẽ, đồng thời cũng cung cấp nhiều khả năng, công cụ để phát triển ứng dụng di động một cách dễ dàng, bên cạnh đó là Sencha Touch cũng rất mạnh, nếu bạn theo hướng AngularJS thì nên chọn Ionic Framework.

Javacript làm được gì – Phần 1 đến đây tạm ngưng, phần 2 sẽ nói về ứng dụng cho điện thoại di động Native (React Native là tương lai của ứng dụng di động?), về ứng dụng trên máy tính đa nền tảng, phần mở rộng cho trình duyệt web, soạn thảo văn bản (Text editor) và vạn vật kết nối (Internet of things), các bạn đăng ký nhận tin để đọc bài mới nhất nhé.

Comments

2 thoughts on “Javascript làm được gì?

  1. Nguyễn Nhân

    5

  2. Khách

    5

Leave A Comment