Kỹ thuật lập trình Time traveling là gì
Dạo gần đây, mọi người có thể nghe nhiều đến khái niệm Time Traveling ngay trong Fullstack Station và các bài viết trên mạng khác, bài viết này giới thiệu kỹ thêm kỹ thuật lập trình Time traveling và Hot loader một cách chi tiết.
Nội dung chính
Time traveling là gì
Time traveling là “du hành thời gian” ngay trong nghĩa đen của nó, như cái cỗ máy vượt thời gian của Đôrêmon vậy đó. Khái niệm này thường được hiểu theo khái niệm về vật lý không gian, thời gian, ánh sáng nhiều hơn là liên quan đến lập trình. Trong lập trình ứng dụng phần mềm, Time traveling là kỹ thuật giúp cho ứng dụng có tính Undo/Redo, hay Replay (tưởng tượng như bàn cờ có ghi lại các nước đi nên dễ dàng replay), kỹ thuật này chính là mục tiêu hướng tới của Redux (Xem Redux js là gì) do Dan Abramov giới thiệu tại React Conf Euro 2015 và nhanh chóng lan toả trong giới lập trình.
Kỹ thuật này chỉ có được, khi ta áp dụng thư viện Redux, hoặc các thư viện khác mà đi theo hướng của Flux (các thư viện khác thì mình không chắc là có Time traveling hay không). Trong lập trình ứng dụng giao tiếp với người sử dụng hay cả với server thì trạng thái của phần mềm là rất quan trọng, nhất là các ứng dụng có giao tiếp với người dùng, và đặc biệt là ứng dụng web với các điều kiện có thể xảy ra làm thay đổi trạng thái như sau:
- Dữ liệu trực tuyến được cập nhật từ máy chủ một cách tự động
- Dữ liệu sự kiện từ thao tác của người dùng: nhấn chuột, di chuyển con trỏ, nhập dữ liệu..
- Dữ liệu từ bộ định tuyến URL (Router) nếu người dùng nhấn vào 1 liên kết
- Dữ liệu từ thời gian
- Dữ liệu có được từ lời gọi API bất đồng bộ
Như vậy, trong một ứng dụng SPA (Single Page Application) có tính chất trực tuyến, thì tất cả các loại dữ liệu có thể đều có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vấn đề đặt ra là: tại mỗi thời điểm đó (giả sử như thời gian ngưng lại), làm sao biết được trạng thái của ứng dụng đang như thế nào, và làm sao để quay lại 1 số sự kiện trước đó – tức là áp dụng khái niệm rollback, undo.
Với các kỹ thuật lập trình hiện tại, hầu như không thể có giải pháp, nên việc ra đời thư viện Redux được xem như một bước đột phá của ngành lập trình ứng dụng. Với ứng dụng web không phải là SPA, thường đơn giản hơn 1 bước do URL được lược giản đi rồi, bản chất URL cũng là 1 trạng thái (state) của ứng dụng.
Bạn có thể xem ví dụ trên, toàn bộ thao tác của người dùng, đều được lưu vào cây bên phải (Redux Dev Tool – xem phần tiếp theo bên dưới), khi ta click vào cột bên phải, ở 1 dòng nào đó và bị gạch đi, có nghĩa là bỏ sự kiện đó ra khỏi trạng thái của ứng dụng.
Nhờ có tính năng này, giả sử code bị lỗi – đây là điều đau khổ nhất khi debug – thì vì cây sự kiện vẫn còn, nên khi bạn thay đổi code thành code đúng, thì Redux sẽ apply toàn bộ sự kiện đó với code mới và giúp chúng ta không cần phải thực hiện lại hàng loạt thao tác phức tạp để reprodure lại các dữ liệu cũ để xem code đúng chưa. Hoặc là thay đổi một giá trị tính toán nào đó, ví dụ như ở trên, thay vì click là +-1, thì sửa giá trị thành +-2 chẳng hạn, thì trạng thái mới sẽ được cập nhật dựa trên “sự kiện đã thao tác”.
Time traveling – Redux có lợi gì
Đoạn trên giải thích hơi dài một chút, nói tóm lại với Time traveling của Redux thì có các điểm:
- Dễ dàng debug
- Dễ dàng phát triển nhanh ứng dụng vì không phải mất thời gian nhập sự kiện lại
- Dòng chảy của chương trình dễ hiểu – giúp cho việc cộng tác nhóm dễ dàng
- Dòng sự kiện giúp cho chương trình tuân theo một logic chặt chẽ, chỉ cần nhìn vào cây sự kiện là bạn có thể đoán được hoạt động của chương trình, vì vậy còn được gọi là Predict container
Bạn chỉ cần áp dụng Redux là có thể đạt được những lợi ích này rồi. Redux được xem là dành cho ReactJs nhưng bạn hoàn toàn có thể kết hợp với những framework,thư viện bất kỳ như React Native, AngularJs, BackboneJs…
Mặc dù bạn có thể học ReactJs mà không cần quan tâm đến Redux, nhưng mình khuyên là nên xem chung Redux vì nó giúp cho việc lập trình dễ hiểu hơn. Có thể nói React hay ở vòng đời component thì có thể xem Redux hay ở vòng đời “sự kiện” của ứng dụng.
Redux Dev Tool
Công cụ này do chính tác giả của Redux viết, giúp bạn hiểu hơn về dòng sự kiện của ứng dụng, cũng như debug dễ dàng hơn, bao gồm cả tính năng Time traveling nữa.
Kết
Redux rất là tuyệt, bản chất hoạt động một cách độc lập nên bạn có thể áp dụng cho bất kỳ dự án nào, sử dụng bất kỳ nền tảng, thư viện javascript nào. Nếu bạn vẫn chưa áp dụng Redux, lời khuyên thật tình là phải áp dụng sớm nhất có thể, có 2 nguồn để học tốt:
Kĩ thuật lập trình Time-traveling - Tony Dev
[…] Bài viết gốc từ Fullstack Station […]