bedrock – Fullstack Station https://fullstackstation.com Hướng dẫn lập trình, thiết kế, lập trình web, thiết kế web, lập trình javascript, lập trình fullstack từ cơ bản đến nâng cao Fri, 10 May 2019 09:11:07 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.5 https://fullstackstation.com/wp-content/uploads/2019/08/favicon.ico bedrock – Fullstack Station https://fullstackstation.com 32 32 Docker thực chiến: môi trường phát triển https://fullstackstation.com/docker-thuc-chien-moi-truong-phat-trien/ https://fullstackstation.com/docker-thuc-chien-moi-truong-phat-trien/#comments Fri, 10 May 2019 08:58:11 +0000 http://fullstackstation.com/?p=1540 Có lẽ với bạn bây giờ Docker không còn quá xa lạ (đọc Docker là gì nếu bạn chưa biết) , nhiều người đã sử dụng trong môi trường sản phẩm và trong môi trường phát triển. Mặc dù vậy, docker cũng không phải dễ dàng tiếp cận và sử dụng, nếu bạn vẫn chưa […]

The post Docker thực chiến: môi trường phát triển appeared first on Fullstack Station.

]]>
Có lẽ với bạn bây giờ Docker không còn quá xa lạ (đọc Docker là gì nếu bạn chưa biết) , nhiều người đã sử dụng trong môi trường sản phẩm và trong môi trường phát triển. Mặc dù vậy, docker cũng không phải dễ dàng tiếp cận và sử dụng, nếu bạn vẫn chưa sử dụng docker vì 1 lý do nào đó, bài viết này sẽ dành cho bạn: docker thực chiến thiết lập môi trường phát triển một cách dễ dàng.

Tại sao nên xài docker

Thú thật, mình cũng từng như bạn, không chịu rời bỏ cái môi trường lập trình đang chạy ngon lành trên máy của mình, cho đến một ngày…Đơn giản là đời làm lập trình có nhiều dự án, mỗi dự án yêu cầu môi trường, cấu hình khác nhau, rồi môi trường lập trình trên máy cũng khác. Ví dụ, trên máy dùng VSCode dùng phần rộng PHP đòi phải PHP 7, nhưng dự án A chỉ chạy trên 5.6, dự án B chỉ chạy trên PHP 7.2. Ngoài ra còn có nhiều tổ hợp công nghệ như kết hợp với Mysql hay Postgres, Elasticsearch…không phải mọi thứ đều cài lên máy chạy cùng lúc rất cực để quản lý và không hiệu quả.

Ngoài ra, một số thư viện cài đặt thỉnh thoảng có trục trặc với máy vì phải build lại, việc các thư viện chỉ chạy trên một vài version tương thích thường xuyên xảy ra. Điều này khiến cho bạn mất khá nhiều thời gian cho việc quản lý môi trường lập trình của mình, đây là điều nên tránh, hãy tập trung năng lượng cho công việc chính, còn môi trường phát triển hãy để docker lo.

Giới thiệu Lando

Dev With Lando

Lando là một nền tảng miễn phí, mã nguồn mở, đa nền tảng dựa trên docker dành cho lập trình viên, cải thiện môi trường làm việc bằng cách gom tổ hợp công nghệ bạn sử dụng thành 1 file cấu hình, thiết lập môi trường lập trình dễ dàng hơn bao giờ hết.

Homepage: https://devwithlando.io

Nói một cách ngắn gọn, nếu bạn biết WAMP hoặc MAMP, thì Lando là ông nội của 2 thằng này. Ví dụ lập trình

Các tổ hợp, ngôn ngữ đã được hỗ trợ

Ngôn ngữ

Các ngôn ngữ sau đã được hỗ trợ:

Tổ hợp

Các tổ hợp đã được cấu hình sẵn:

Các dịch vụ

Các dịch vụ sau cũng được hỗ trợ:

Tại sao nên dùng Lando

Nếu bạn tìm thấy một trong các công nghệ, dịch vụ, ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ và liệt kê ở trên “quen thuộc” với công việc hàng ngày của mình, thì bạn đã có lý do sử dụng Lando.

Như ví dụ mình có nói ở trên, việc có nhiều dự án quả thật là rất phức tạp để quản lý môi trường lập trình. Mình đảm nhiệm các dự án trong công ty từ nhỏ đến lớn với các ngôn ngữ như Go, Python, Nodejs, PHP thì Go và Python là ít gặp trục trặc nhưng PHP thì nhiều, và nhiều nhất là Nodejs vì Nodejs ra phiên bản mới liên tục. Dự án cũ 2,3 năm trước thì xài công nghệ, phiên bản cũ tới lúc mình cập nhật máy và thư viện liên quan thì khi quay lại dự án cũ nó không chạy :((. Và mất thời gian chỉnh sửa môi trường làm việc như vậy vài lần, đến mức độ mình thấy sợ. Từ khi có Lando, khi muốn chạy dự án nào, chỉ cần: `lando start` là xong.

Các tính năng nổi bật của Lando:

  • Sao chép tương tự môi trường production cho máy bạn
  • Quy chuẩn hoá mọi trường lập trình của đội ngũ đa nền tảng OSX, Window, Linux
  • Tuỳ chỉnh hoặc mở rộng công cụ, cấu hình triển khai
  • Chạy CI test trên máy của bạn.
  • Sử dụng môi trường duy nhất cho tất cả các dự án
  • Tích hợp với nhà cung cấp dịch vụ hosting như Pantheon

Mặc dù bạn có thể nhận ra là Docker Compose cũng có tính năng tương tự, tuy nhiên có một vài sự khác biệt:

  • Lando là một lớp trừu tượng đã làm giảm bớt tính phức tạp khi cấu hình các container bằng cách sử dụng “công thức” (recipes) cho một số stack phổ biến.
  • Lando cung cấp nhiều phương thức giúp lập trình viên chạy những dòng lệnh phức tạp, các bước build, … và tự động hoá các dịch vụ mà không cần tinh chỉnh Dockerfiles
  • Lando quản lý một số tác vụ cài đặt phức tạp được yêu cầu để có một Docker Composer tốt như proxy, nice urls, cross-application netwroking.
  • Ngoài ra, bạn vẫn có thể tuỳ biến dễ dàng Docker Compose.

Nói 1 cách khác, Lando đã giúp đơn giản hoá Docker Compose cho một số tác vụ, stack phổ biến. Chỉ cần 1 câu lệnh, các dịch vụ đi kèm đều được khởi tạo, mất chưa đầy 2 phút là bạn có thể chạy được stack.

Bắt tay vào thực hành Lando

Mình không muốn nói phần này nhiều, chỉ cần sau khi bạn cài đặt Docker, Lando thì bạn chỉ mất 5 phút để tạo 1 dự án WordPress, Laravel, Drupal, Joomla hay LAMP, LEMP bất kỳ chỉ việc sử dụng công thức đã liệt kê ở trên.

5 phút đơn giản chỉ là tạo cái file .lando.yml, đây là file mẫu dùng cho WordPress (dùng với Bedrock/Sage sẽ được giới thiệu ở bài khác)

name: seikeidenron
recipe: wordpress
proxy:                
  nginx:              # Tuỳ chọn: nếu bạn bỏ qua cấu hình này thì Lando sẽ chạy ở seikeidenron.lndo.site
    - seikeidenron.localhost
  theme:              # Tuỳ chọn: ở đây mình phát triển thêm theme của wordpress thì sẽ cần tới node
    - localhost:3000
config:
  php: '7.2'
  via: nginx
  webroot: web
  database: mariadb
  xdebug: true

# Đoạn này cần để thiết lập node
services:
  theme:
    type: node
    services:
      ports:
        - 3000:3000
tooling:
  yarn:
    service: theme

Xong file trên thì chỉ cần lando start là mọi thứ chạy, quá nhanh quá nguy hiểm.

Fullstack Station Tips

Các công thức có sẵn đa phần đều có phần database riêng lẻ, tuy nhiên nếu các dự án của bạn đều sử dụng mysql chẳng hạn, thì hãy sử dụng database server của máy bạn, chứ không phải database server của docker. Như vậy thì việc sử dụng Lando sẽ trở nên nhanh chóng hơn, nhất là đối với các dự án đang giai đoạn lập trình. Ở phần kết nối db thì thay vì bạn dùng localhost thì hãy đổi thành host.docker.internal, đây chính là máy host, máy chính của bạn.

The post Docker thực chiến: môi trường phát triển appeared first on Fullstack Station.

]]>
https://fullstackstation.com/docker-thuc-chien-moi-truong-phat-trien/feed/ 1